[IELTS WRITING] PHÂN BIỆT COHERENCE VÀ COHESION: SỰ LIÊN KẾT VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

[IELTS WRITING] PHÂN BIỆT COHERENCE VÀ COHESION: SỰ LIÊN KẾT VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
Mai Vu
Mai Vu

244

  • Writing Skill

Là một trong bốn “tứ trụ” của IELTS Writing, tiêu chí “Coherence & Cohesion” quyết định tới 25% band điểm kỹ năng viết của thí sinh. Tuy nhiên vẫn còn không ít những bạn vì chưa hiểu rõ tiêu chí chấm điểm này. Để Pombeebee giúp bạn hiểu rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm qua bài viết này nha!

Coherence và Cohesion là gì? 

Thông thường, cả coherence lẫn cohesion đều có thể được hiểu một cách đại khái là sự mạch lạc trong cách người viết triển khai ý tưởng của mình. Điều này đã dẫn đến một hiểu lầm phổ biến, đó chính là cho rằng việc đảm bảo hai yếu tố này đều chỉ là vấn đề về mặt kết cấu của bài viết.

Phân biệt Coherence và Cohesion

Khi nhắc tới coherence là ta đang bàn về sự mạch lạc trong nội dung. Hay nói cách khác, những gì giám khảo quan tâm là cách bạn diễn giải ý tưởng của mình dễ hiểu đến đâu

Trong khi đó, cohesion là sự mạch lạc trong hình thức vì đây là yếu tố được đánh giá qua khả năng liên kết các ý trong câu, giữa các câu và giữa các đoạn với nhau. Trọng tâm ở đây lại là sự liên kết xuyên suốt toàn bài được thể hiện rõ ràng tới mức nào.

Như vậy có thể hiểu, để đánh giá độ mạch lạc của một bài viết, nếu coherence là bộ khung, thì cohesion là những khớp nối được tạo nên để duy trì bộ khung đó. Sự khác nhau của hai khái niệm có thể được thể hiện qua hai ví dụ như sau:

Đoạn văn có coherence, không có cohesion: “School uniforms should be compulsory. A sense of inclusivity and equality is promoted among students. An environment where every student is evaluated based on their potential and manners instead of clothing will be fostered.”

→ Có thể thấy các câu trong đoạn vô cùng rời rạc vì sự thiếu liên kết quá rõ ràng về mặt hình thức: không có linking word nào hay những từ được paraphrase để thay thế,...

Có cohesion, không có coherence: “The state will prosper if the people decide on their goals to pursue. Consequently, the nation will be developed in many different fields.”

→ Dù từ nối “consequently” đã được sử dụng để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai câu nhưng luận điểm vẫn bị triển khai một cách rất thiếu chặt chẽ và còn quá mơ hồ. Vì sao người dân được chọn mục tiêu để theo đuổi thì quốc gia sẽ phát triển trên nhiều lĩnh vực?