IELTS WRITING TASK 2 SAMPLE: MANAGING CHILDREN'S LEISURE TIME

IELTS WRITING TASK 2 SAMPLE: MANAGING CHILDREN'S LEISURE TIME
Trang Ly
Trang Ly

172

  • Writing Task 2

Topic: Some parents believe that children should do organised activities in their free time while others believe that children should be free to do what they want to do in their free time. Discuss both views. Give reasons for your answer and include any relevant examples from your own knowledge or experience. Write at least 250 words.

(Một số bậc phụ huynh tin rằng trẻ em nên làm các hoạt động có tổ chức vào lúc rảnh trong khi những người khác lại tin rằng trẻ em nên tự do làm bất cứ điều gì mà các em muốn làm khi rảnh. Thảo luận về cả hai quan điểm)


Sample answer: The management of children's leisure time has always been a contentious issue, polarising opinion between advocates of organised activities and proponents of free play. This essay will endeavour to explore these divergent viewpoints, providing reasoned arguments and pertinent examples, particularly with reference to Vietnamese society.

(Việc quản lý thời gian giải trí của trẻ em luôn là một vấn đề gây tranh cãi, điều này phân ra quan điểm giữa những người ủng hộ các hoạt động có tổ chức và những người ủng hộ việc vui chơi tự do. Bài viết này sẽ cố gắng khám phá những quan điểm đối lập này, cung cấp những lập luận có lý và ví dụ thích hợp, đặc biệt sẽ nhắc đến xã hội Việt Nam.)


On one hand, some parents assert the importance of structured activities in their children's free time. This notion stems from the belief that structured activities, such as learning a musical instrument or participating in team sports, are beneficial for the child's cognitive and social development. In Vietnam, for instance, the tradition of learning to play a musical instrument like the "Đàn Bầu" is seen as a means of nurturing discipline, patience, and cultural appreciation in the young minds. Additionally, these structured activities can aid children in developing a range of skills that will be beneficial later in life, such as teamwork, resilience, and problem-solving.

(Một mặt, một số bậc phụ huynh khẳng định tầm quan trọng của các hoạt động có kế hoạch trong thời gian rảnh của con cái. Quan điểm này bắt nguồn từ niềm tin rằng các hoạt động có cấu trúc như học một nhạc cụ hoặc tham gia vào các môn thể thao đồng đội có lợi cho sự phát triển nhận thức và xã hội của trẻ. Ở Việt Nam, ví dụ, truyền thống học chơi nhạc cụ như "Đàn Bầu" được coi là một cách nuôi dưỡng tính kỷ luật, kiên nhẫn và trân trọng văn hóa trong tâm trí trẻ. Hơn nữa, những hoạt động có cấu trúc này có thể giúp trẻ phát triển một loạt kỹ năng hữu ích trong tương lai, như làm việc nhóm, sự bền bỉ và khả năng giải quyết vấn đề.)


On the other hand, there are those who staunchly advocate for children to have unstructured, free playtime. This viewpoint emphasises the importance of allowing children the freedom to explore, innovate, and learn at their own pace. In the bustling streets of Hanoi, for example, children often engage in improvised games which promote creativity and flexibility, key components of problem-solving. Furthermore, unstructured playtime fosters independent thinking and decision-making skills as children have the autonomy to create their own games and navigate their own experiences.

(Mặt khác, có những người ủng hộ mạnh mẽ cho việc cho phép trẻ em có thời gian chơi tự do, không cần tổ chức trước. Quan điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho phép trẻ tự do khám phá, sáng tạo và học tập theo tốc độ của riêng mình. Trên các con phố ồn ào của Hà Nội, ví dụ, trẻ em thường tham gia vào các trò chơi tự nhiên mà khuyến khích sự sáng tạo và linh hoạt, những yếu tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề. Hơn nữa, thời gian chơi tự do không có kế hoạch trước thúc đẩy tư duy độc lập và kỹ năng ra quyết định khi trẻ em có sự tự chủ để sáng tạo ra những trò chơi riêng biệt và điều chỉnh các trải nghiệm của mình.)


In conclusion, it is clear that both organised activities and free play offer unique benefits to children's development. The Vietnamese examples provided illustrate that a balanced approach, allowing children to experience both structured learning and unstructured play, may be the most conducive to holistic growth. It is imperative, then, for parents to ensure that their child's free time is a harmonious blend of the two, fostering an environment that encourages the comprehensive development of their children.

(Kết luận lại, rõ ràng rằng cả các hoạt động có cấu trúc và trò chơi tự do đều mang lại lợi ích độc đáo cho sự phát triển của trẻ. Các ví dụ về Việt Nam đã minh họa rằng một hướng tiếp cận cân bằng, cho phép trẻ trải nghiệm cả việc học có cấu trúc và chơi tự do, có thể tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện. Vì vậy, điều cấp thiết là các bậc phụ huynh đảm bảo thời gian rảnh của con cái là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này, tạo ra một môi trường khuyến khích sự phát triển toàn diện cho con cái của họ.)


Một số từ vựng hay trong bài:

- A contentious issue: một vấn đề gây tranh cãi

- Endeavour (v): cố gắng, nỗ lực

- Divergent (adj): đối nghịch

- Stem from: băt nguồn từ

- Cognitive and social development: sự phát triển nhận thức và xã hội

- Discipline (n): tính kỷ luật

- Resilience (n): sự bền bỉ

- Improvised (adj): tự do, ứng biến

- Autonomy (n): tính tự chủ - Holistic growth: sự phát triển toàn diện

- Imperative (adj): thiết yếu

- A harmonious blend: sự kết hợp hài hòa

- Foster an environment: tạo ra một một trường

- Comprehensive (adj): toàn diện