TIPS LÀM MULTIPLE CHOICE TRONG IELTS READING

TIPS LÀM MULTIPLE CHOICE TRONG IELTS READING
Mai Vu
Mai Vu

417

  • Reading Question Types

TIPS LÀM MULTIPLE CHOICE TRONG IELTS READING


Multiple choice là một trong những dạng bài khó trong IELTS Reading. Nếu bạn làm mãi mà vẫn chưa đúng được dạng bài này, bạn có thể tham khảo một số tips sau: 


1) Xác định đúng vị trí thông tin và không đọc lan man 

Thông thường, dạng bài Multiple Choice sẽ cho bạn biết thông tin nằm ở đâu sẵn, với yêu cầu trong câu hỏi dưới dạng “in the first paragraph”, “in the second paragraph”, v.v. Với các câu như thế này, bạn chỉ đọc đúng đoạn mà câu hỏi cho. Không đọc sang các đoạn khác. 

Với các câu hỏi không rõ ràng thế này, bạn chuyển sang gạch chân từ khoá, đặc biệt là các danh từ riêng, số năm để xác định vị trí câu trả lời. Lặp càng nhiều từ khoá thì càng có khả năng cao thông tin nằm ở đoạn đó. Bên cạnh đó, các câu hỏi thường được sắp xếp tuần tự, tức là câu 10 sẽ có thông tin ở trước câu 11, câu 12 sẽ có thông tin ở giữa đáp án của câu 13 và câu 14. 

Nếu multiple choice rơi vào dạng câu hỏi ở cuối cùng, yêu cầu nêu quan điểm của tác giả/nội dung của đoạn/tiên đoán, v.v. thì rất có thể thông tin nằm ở đoạn cuối. 

Bạn cần xác định được đúng vị trí của đáp án, bởi có rất nhiều từ khoá dễ lặp lại ở nhiều đoạn khác nhau trong bài, gây nhiễu khi đọc, và khiến ta trả lời đáp án sai. Nếu bạn đọc 1 đoạn mà không thấy đáp án nào khớp, hoặc tất cả đều có vẻ nửa đúng nửa sai, mông lung, thì rất có thể bạn đã xác định sai vị trí. 


2) Đọc câu hỏi và “skim” đoạn văn trước. 

Để không làm rối quá trình đọc, thay vì đọc hết câu hỏi và các đáp án rồi mới chuyển qua đọc đoạn để tìm xem A, B, hay C mới chính xác. Bạn hãy thử chia tách quá trình này, bằng các thao tác như sau: 

  1. Đọc câu hỏi, gạch chân trước các từ khóa trong câu hỏi. (không gạch chân từ khoá trong các đáp án). 
  2. Dở lại bài, xác định vị trí của đáp án, đọc lướt để hiểu nội dung của đoạn trước. 
  3. Gạch chân câu mà bạn nghĩ có chứa đáp án - giống như bạn đang làm một bài trả lời câu hỏi đơn thuần chứ không có các đáp án để lựa chọn. 

Nếu bạn chưa thấy quá hiểu đoạn văn ở phần này, không sao cả. Điều quan trọng bây giờ là bạn đã biết đáp án ở đâu, là gì. Việc của chúng ta chỉ còn là so sánh giữa tư liệu trong bài và các đáp án A, B, C, D. 


3) Không suy diễn: đáp án là câu được “paraphrase” lại từ khoá trong bài đọc

Sau khi đã thực hiện xong các bước đọc trước ở trên, bạn hãy quay lại đọc 4 đáp án và so chiếu, gạch chân từng đáp án một. Bạn không nên mặc định đáp án nào là đáp án đúng trước, kể cả khi bạn đã thấy nó “rất hợp lý” rồi. Bởi khi như vậy, ta sẽ có tâm lý tìm cách “thuyết phục” bản thân, tìm trong bài các từ khoá sao cho “hợp” với đáp án mà mình chọn, chứ không phải ngược lại. 

Với 3 - 4 đáp án, sẽ chỉ có một đáp án đúng. Có nghĩa là 3 đáp án còn lại sẽ phải có phần sai. Một đáp án đúng sẽ yêu cầu TẤT CẢ các từ khoá được “paraphrase” lại. Còn đáp án sai nhất định sẽ có từ khoá KHÔNG XUẤT HIỆN hoặc SAI (không đúng với đối tượng của bài, sai về mặt nghĩa). 

Nếu bạn đọc thấy một đáp án hợp lý, bạn có thể khoanh tròn trước vào đề hoặc đánh dấu nó lại. Sau đó, bạn đọc tiếp các đáp án khác. Bạn có thể gạch bỏ các đáp án bạn chắc chắn sai. 

Nếu bạn rơi vào trường hợp thấy khoảng 2 đáp án đều có vẻ đúng và phân vân không biết chọn đáp án nào. Hãy thử phân tách các thành phần câu của đáp án và đối chiếu với thông tin của đề bài xem có đúng 100% không. Một trong hai đáp án nhất định sẽ có phần chưa hợp lý và không thể là đáp án đúng. 

Bài đọc sẽ không đi đáp án dưới dạng từ A suy ra được B, mà đáp án sẽ đơn thuần là paraphrase lại của câu trong bài. 


4) Chữa bài. 

Nếu đã làm các phần trên mà vẫn sai, chúng ta cần chữa bài cẩn thận. Thông thường, một lỗi sai thường gặp khi làm bài multiple choice là hiểu nhầm nghĩa của từ trong đề. Giả sử từ khoá trong đề là A, từ trong bài là B, hai từ này KHÔNG cùng nghĩa nhưng lại đọc có vẻ “giống nhau”, ta tưởng hai từ khoá này là paraphrase cho nhau và lựa chọn đáp án.

Vậy khi chữa bài, bạn cần tìm chính xác xem từ bạn đã hiểu nhầm là từ nào, đọc rà soát lại nội dung bài, tra cứu từ điển và so sánh thật kỹ vì sao từ A và B lại không phải đáp án thay thế cho nhau. 

Giả sử ta có câu hỏi sau: 

What point does the writer emphasise in the first paragraph?

A how dramatically our reactions to music can vary

B how intense our physical responses to music can be

C how little we know about the way that music affects us

D how much music can tell us about how our brains operate

Ta xác định được vị trí tư liệu trong đoạn 1 tương ứng với đáp án: 

Why does music make us feel? On the one hand, music is a purely abstract art form, devoid of language or explicit ideas. And yet, even though music says little, it still manages to touch us deeply. When listening to our favourite songs, our body betrays all the symptoms of emotional arousal. The pupils in our eyes dilate, our pulse and blood pressure rise, the electrical conductance of our skin is lowered, and the cerebellum, a brain region associated with bodily movement, becomes strangely active. Blood is even re-directed to the muscles in our legs. In other words, sound stirs us at our biological roots. 

Bạn hãy thử làm trước bài tập này và lựa chọn đáp án nhé. 

Ta sẽ thực hiện trả lời câu hỏi này như sau: 

  • Gạch chân từ khoá trong câu hỏi: Ta thấy câu hỏi có từ khoá “point emphasize” - quan điểm được nhấn mạnh. Thông thường, quan điểm này sẽ nằm trong CÂU CHỦ ĐỀ của đoạn, thể hiện ý chính của cả đoạn. Câu chủ đề thường nằm ở đầu đoạn, hoặc cuối đoạn. 
  • Ta thực hiện đọc lướt đoạn văn (skim) và tìm kiếm Ý CHÍNH của đoạn này nằm ở đâu, tức câu văn nào cho thấy được quan điểm được nhấn mạnh, hay nói cách khác, câu nào là câu nêu nội dung chủ đề. 

Ta thấy mở đầu đoạn là một câu hỏi “Why does music make us feel?” - mở ra một vấn đề cần bàn luận. Như vậy, đây là vấn đề mà đoạn này nói đến: Tại sao âm nhạc (music) lại khiến chúng ta có cảm xúc (make us feel)? Sau đó, tác giả trả lời bằng hai câu: “On the one hand, …… deeply.” Nêu ra vấn đề ở đầu đoạn rồi trả lời, ta cần có kỹ năng hiểu rằng câu trả lời này chính là quan điểm của tác giả, và các phần sau khi đọc lướt, ta thấy các câu tiếp đó là phần lập luận để làm rõ trong quan điểm này. 

Trong hai câu từ “On the one hand,.....deeply”, phần nào mới là phần có quan điểm? Khi bắt đầu từ “on the one hand”, “Về một phía thì”, đây KHÔNG PHẢI là quan điểm của tác giả. Giống như trong Tiếng Việt, mẫu câu “Dù A thì B”, thì phần “Dù A” không phải phần chính, mà chỉ là nêu lên một mặt đối lập để làm nổi bật ý được nhắc đến sau đó. Tương tự ở đây cũng vậy. Bạn cần nhớ dấu hiệu này để phục vụ việc học tập sau này. 

=> Vậy ý chính sẽ là phần nào? Chính là phần: it still manages to touch us deeply. 

Như vậy, đây chính là câu nêu quan điểm của bài - câu chủ đề, cũng là câu mà có “point” được “emphasize” tương ứng với câu hỏi. Bởi câu này trả lời cho vấn đề mà tác giả đặt ra cho đoạn này. Vế chính của câu 

  • Chúng ta xét 4 đáp án để xem có phù hợp với câu này hay không. 

Đáp án A: how dramatically our reactions to music can vary. 

Về cơ bản, khi đọc đáp án A và câu chứa đáp án, ta thấy nó không quá rõ ràng. Đáp án A có thể là đáp án đúng. Nhưng khi đọc lướt xuống phần dưới, ta sẽ không thấy có reaction - phản ứng một cách khác nhau - vary như trong đáp án A. Nếu đáp án A là đáp án đúng, ở phần dưới, sẽ phải có một loạt các từ thay thế cho reaction cụ thể như tức giận, vui vẻ, hạnh phúc, v.v. hoặc phải đưa ra các trường hợp khác nhau để hiện cho ý “vary”. Nhưng ở đây ta KHÔNG tìm được ý nào, từ nào thể hiện sự “khác nhau” này. Từ khoá không hoàn toàn lặp lại. 

Vậy đáp án A chưa phải đáp án đúng. 

Đáp án B: how intense our physical responses to music can be. 

Ta thấy trong đáp án B có hai từ khoá “intense” và “physical response”. 

Ta thấy trong câu chứa câu chủ đề có nói về việc âm nhạc chạm đến chúng ta “deeply”. Từ “deeply” và từ “intense” có thể là paraphrase của nhau, vì cũng nhắc đến mức độ, cường độ mạnh của âm nhạc đến chúng ta. 

Tiếp đó, với “physical responses”, phản ứng vật lý, ta thấy ở phía dưới, tác giả nêu ra một loạt các tác động của âm nhạc tới cơ thể của chúng ta: pupils in our eyes dilate, our pulse and blood pressure rise, etc. 

=> Như vậy, đáp án B hoàn toàn có thể là đáp án đúng. Tuy nhiên ta tiếp tục xét hai đáp án còn lại để chắc chắn với câu trả lời. 

Đáp án C: how little we know about the way that music affects us

Ta thấy trong đoạn này có nói về “the way that music affects us” nhưng không tìm thấy từ khoá nào.