COMBATING DEEPFAKES: THE BATTLE AGAINST AI-GENERATED DISINFORMATION AND ITS IMPACT ON SOCIETY

COMBATING DEEPFAKES: THE BATTLE AGAINST AI-GENERATED DISINFORMATION AND ITS IMPACT ON SOCIETY
Mai Vu
Mai Vu

183

  • Artificial intelligence and robotics
  • Writing Skill
  • Reading Skill

AI - trí tuệ nhân tạo đã và đang là một đề tài nóng hổi và mới mẻ. Các chủ đề liên quan đến AI cũng xuất hiện ngày càng nhiều trong các đề thi IELTS, trải dàn trong các kỹ năng khác nhau. 

Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ được đọc về một mặt trái của AI - Deepfake - những hình ảnh, video được tạo ra bởi AI, trông rất giống thật nhưng thực chất lại là giả. 

Bài viết này là một bài mẫu phù hợp để bạn học hỏi phong cách lập luận, sử dụng từ vựng, cấu trúc câu sao cho phù hợp, thể hiện được vốn từ đa dạng nhưng vẫn dễ hiểu, dễ nắm bắt. 

Bài viết được trình bày theo cấu trúc lập luận rất có hệ thống. Các câu đầu đoạn luôn là câu chủ đề, nêu nội dung chính toàn đoạn, ngắn gọn, dễ hiểu. Sau đó tác giả đi đến các lập luận cụ thể về tác động, nguyên nhân, v.v. của “Deepfakes” để củng cố cho luận điểm ban đầu. 

Chúng ta có thể “bỏ túi” rất nhiều từ vựng liên quan đến chủ đề Technology, AI, cũng như các cụm từ để chỉ những tác động của AI đến xã hội. Bên cạnh đó, bài viết này có trình tự lập luận cũng rất đáng học hỏi. Thông qua văn bản, bạn có thể nắm được cách nêu ví dụ hoặc trình bày kết luận sao cho các ý tưởng được mở rộng, thoát ý hơn. 

Một số gợi ý về từ vựng, các ý tưởng cho bài Speaking, Reading cũng như phân tích về trình tự lập luận được trình bày ở cuối bài đọc đó!

Hãy cùng với Pombeebee đọc bài đọc này nhé! 

Combating Deepfakes: The Battle Against AI-Generated Disinformation and Its Impact on Society

In recent years, technology has brought about many changes, including the development of "deepfakes" - videos and images created by artificial intelligence (AI) that look very real but are actually fake. These deepfakes have been used to harm individuals, deceive people for money, and influence political elections. The question arises: Is it possible to stop the spread of deepfakes, or have we reached a point where they are uncontrollable?

Deepfakes are generated through AI, making it easy for almost anyone to create realistic fake videos or images with minimal effort and cost. This technology has been misused in various ways, such as creating inappropriate content without consent, impersonating celebrities to spread false information, and even influencing political views through fake endorsements. For instance, a well-known singer was recently depicted in AI-generated explicit images, and in another case, falsely shown supporting a political figure. These incidents highlight the severe implications of deepfakes, including the invasion of privacy, spreading of misinformation, and potential to cause distress.

The rapid advancement of AI technology has made it increasingly difficult to combat deepfakes. Initially, creating a deepfake required significant time, technical skills, and computing resources. However, newer AI tools have simplified this process, allowing even those with little technical knowledge to produce deepfakes quickly. This accessibility has led to a surge in deepfake content, particularly non-consensual explicit material and scams targeting individuals and businesses. Deepfakes have also posed threats to national security and the integrity of elections, as they can be used to mislead the public and manipulate political outcomes.

Efforts to address the deepfake problem have been made, including legal measures in several countries and technological solutions like watermarking by tech companies to identify AI-generated content. However, these measures have had limited success. The spread of deepfakes continues to outpace the efforts to regulate them, partly because the technology is widely available and not all creators use tools that follow ethical guidelines.

In conclusion, the challenge of stopping deepfakes is formidable. While technological and legislative efforts are underway, the proliferation of AI-generated content requires a broader societal response. It demands a reevaluation of our values regarding privacy, consent, and the impact of technology on our lives. Only through collective effort, involving governments, tech companies, and the public, can we hope to mitigate the harmful effects of deepfakes. As we navigate this digital age, it's crucial to remain vigilant and work together to safeguard the integrity of information and protect individuals' rights.

Một số cụm từ vựng đáng chú ý: 

- Rapid advancement of AI technology: Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ AI

- Invasion of privacy: Sự xâm phạm quyền riêng tư

- Spread of misinformation: Sự lan rộng của thông tin sai lệch

- To manipulate political outcomes: Thao túng các kết quả chính trị

- To mitigate the harmful effects: Giảm thiểu các tác hại

- Safeguard the integrity of information: Bảo vệ tính toàn vẹn của thông tin 

- Protect individuals' rights: Bảo vệ các quyền cá nhân của mỗi người

- Proliferation (n): sự gia tăng mạnh mẽ, nảy nở

- Formidable (a) ghê gớm

- Uncontrollable (a) không thể kiểm soát

- Misused (a) (bị) sử dụng sai cách 

- Outpace (v): vượt qua (cái gì đó) = surpass

- Vigilant (a): cảnh giác

Gợi ý luận điểm cho bài Speaking/Writing về chủ đề AI từ bài đọc:

Potential for harm and deception of AI:

  • AI could be misused to create inappropriate content without consent, impersonate celebrities to spread false information, and influence political views through fake endorsements. This misuse can lead to reputational damage, misinformation, and manipulation of public opinion.
  • Threats to National Security: AI could be used to mislead the public and manipulate political outcomes.
  • Scams and Deception: The accessibility of AI tools for creating deepfakes has led to scams targeting individuals and businesses. This can result in financial losses and reputational damage for the victims of such deception.

Solutions for AI-generated misinformation

  • Collaborative Efforts: Government, tech companies, researchers, the public should join hands to mitigate the harmful effects of AI-generated misinformation.
  • People should remain vigilant and work together to safeguard the integrity of information and protect individuals' rights.

Gợi ý về trình tự lập luận trong bài Writing Task 2 thông qua đoạn số 2 của bài đọc: 

Bước 1: Nêu luận điểm chính. 

Luận điểm chính: The rapid advancement of AI technology has made it increasingly difficult to combat deepfakes. 

(Sự phát triển nhanh chóng của AI đã khiến cuộc chiến chống lại ‘deepfake’ càng trở nên khó khăn hơn). 

> Luận điểm chính ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề: AI phát triển -> Khó chống deepfake hơn). 

> Luận điểm chính được đặt ngay ở đầu đoạn -> Dễ nhận biết. 

Để tiếp tục phát triển đoạn văn cần trả lời câu hỏi: Tại sao sự phát triển của AI lại khiến việc ‘combat’ với Deepfake trở nên khó khăn? 

Tương tự, khi viết đoạn văn, bạn hãy đặt ra các câu hỏi để tiếp tục phát triển lập luận. 

Bước 2: Chứng minh/giải thích, tiếp tục mở rộng các ý nhỏ bằng ví dụ, lập luận

Ở đây, tác giả đưa ra các nguyên nhân cho vấn đề được đặt ra ở luận điểm. Đó là: Initially, creating a deepfake required significant time, technical skills, and computing resources. However, newer AI tools have simplified this process, allowing even those with little technical knowledge to produce deepfakes quickly. This accessibility has led to a surge in deepfake content, particularly non-consensual explicit material and scams targeting individuals and businesses. 

Ta thấy cả 3 câu này đều được liên kết với nhau để tạo ra được một ý thống nhất: 

  • Ban đầu rất khó để tạo được 1 thứ như deepfake: 

> Nếu chỉ dừng ở đây, ý tưởng sẽ bị cụt. Chính vì vậy, tác giả hoàn thiện nó bằng những lập luận chi tiết hơn: Initially, creating a deepfake required significant time, technical skills, and computing resources. -> Tạo ra deepfake cần rất nhiều thời gian, kỹ thuật và tài nguyên. 

  • Tác giả tiếp tục nêu hiện trạng bây giờ: Tuy nhiên Ai đã giúp giản đơn hóa quá trình này -> Chỉ cần một chút kỹ thuật là có thể tạo được deep fake (However, AI…quickly). 
  • Cuối cùng, tác giả gắn kết lại 2 ý trên với luận điểm ban đầu, nhấn mạnh rằng nhờ AI, một lượng lớn các nội dung deepfake đã ra đời. 
  • Tiếp đó, tác giả nêu một ý nhỏ thứ hai về các mối nguy của deepfake qua câu cuối. 

Ta thấy rằng, thông qua đoạn văn trên, khi viết một đoạn văn cần lưu ý: 

  • Luận điểm chính rõ ràng, dễ nắm bắt. 
  • Các lập luận cần được mở rộng nhất định, không nên ngắn ngủn, không có kết nối với các câu và toàn đoạn. 
  • Các câu cần được liên kết về mặt nội dung như sự tương phản giữa nội dung của câu 1 và câu 2 đã dẫn đến kết quả của câu thứ 3. Câu 4 là mở rộng thêm của câu 3. 
  • Khi nêu xong một lập luận cần củng cố lần nữa lại luận điểm, nhấn mạnh vai trò của lập luận với luận điểm ban đầu. 

Bạn hãy tự thực hành việc phân tích lập luận trong các đoạn văn khác của bài đọc để có thể rút ra những bài học khác, áp dụng vào bài thi Writing Task 2 của mình nhé!