[IELTS LISTENING] TẠI SAO NGHE HIỂU >80% NHƯNG LISTENING VẪN Ở MỨC 5.5 - 6.0?

[IELTS LISTENING] TẠI SAO NGHE HIỂU >80% NHƯNG LISTENING VẪN Ở MỨC 5.5 - 6.0?
Mai Vu
Mai Vu

595

  • Luyện nghe IELTS

TẠI SAO NGHE HIỂU >80% NHƯNG LISTENING VẪN Ở MỨC 5.5 - 6.0?


Một trong những trở ngại đa số những bạn mới bắt đầu hành trình chinh phục các band điểm IELTS là ở phần Listening. Bạn tự tin có thể nghe hiểu hết hầu như các bài hát tiếng Anh yêu thích, bạn dễ dàng vượt qua những bài nghe trên podcast, Youtube,... hay thậm chí một vài bài thi thử nào đó. Nhưng đến khi thi thì chỉ đạt ở mức 5.5 - 6.0 không như bạn kỳ vọng?

Nếu bạn nằm trong trường hợp này thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của Pombeebee nhé!

Nếu bạn nghe hiểu được đại đa số bài Listening nhưng số câu đúng lại chỉ ở khoảng dưới 30 câu, rất có thể bạn đã mắc phải một số lỗi sau đây. 

1) NGHE THIẾU TRỌNG TÂM

Trong bài thi Listening, không phải câu nào, từ nào trong 10 phút 1 bài nghe cũng là từ khoá, đáp án. Trên thực tế, đáp án thường chỉ nằm ở 1 - 2 từ, hoặc một vế trong câu. 

Nghe thiếu trọng tâm là khi bạn nghe nhưng không nắm bắt được thông tin nào là thông tin quan trọng. 

Điều này khiến cho sau khi bạn nghe xong, hoặc là bạn không biết rõ đáp án là gì, hoặc là bạn xác định nhầm đáp án, dù đã nghe được hầu hết bài. 

Để cải thiện vấn đề này, khi luyện tập, bạn hãy áp dụng một số phương pháp sau: 

Đọc kỹ đề bài, gạch chân từ khoá nếu cần thiết. 

Đọc kỹ ở đây bao gồm: hiểu nội dung của đề, khái quát được các đáp án (nhất là trong các bài nhiều đáp án), nắm bắt được vị trí của đáp án. 

-> Tức là, bạn cần biết: Đề bài yêu cầu gì? (Hỏi về vấn đề gì? Có giới hạn số từ không? Nội dung đang hỏi đến là về vấn đề gì?) Các đáp án đề bài cho bao gồm những gì và chúng có nội dung nào? Đáp án của câu hỏi này sẽ xuất hiện thế nào? (Trước/sau câu hỏi nào? Có những từ khoá nào để nhận biết đã đến phần của đáp án này? Câu hỏi này yêu cầu đáp án là danh từ/động từ/tính từ hay cả một câu?) v.v. 

Hiểu được yêu cầu đề sẽ giúp bạn xác định được đâu là mục tiêu của bài nghe, và từ đó, bạn chỉ tập trung tìm kiếm câu trả lời và không bị các thông tin khác làm xao nhãng, tránh việc nghe được hầu hết nhưng lại không xác định được đúng thông tin chính. 

Tập trung nghe các cụm từ được nhấn mạnh:

Thông thường, các thông tin chứa đáp án sẽ được người nói nhấn mạnh trong băng âm. Bạn cần lắng nghe kỹ các thông điệp được nhấn mạnh để trả lời tốt câu hỏi. 

2) RƠI VÀO BẪY CỦA ĐỀ BÀI 

Trong bài thi Listening, nhất là với các phần Part 2 và Part 3, đề bài thường chứa các câu trả lời bẫy. Tức là các câu này vẫn được nhắc đến trong bài nghe, nhưng nó lại không phải đáp án. 

Thông thường, người nói vẫn sẽ nhắc đến các đáp án bẫy này, nhưng sau đó phủ định chúng, hoặc các đáp án này mang thông tin khác so với đề bài. Rất có thể khi nghe hiểu được khoảng 80%, 20% còn lại đã rơi vào các phần phủ định, thông tin khác này, khiến bạn rơi vào bẫy của đề. 

Chúng ta hãy cùng xét ví dụ sau: 

Ta có câu hỏi: 

Stevenson’s was founded in

A 1923.

B 1924.

C 1926.

(Cam 16, test 1) 

Phần audioscripts của câu trả lời này như sau: 

Stevenson’s is quite an old company. Like me, the founder, Ronald Stevenson, went into the steel industry when he left school – that was in 1923. He set up this company when he finished his apprenticeship, in 1926, although he actually started making plans two years earlier, in 1924. He was a very determined young man!

Ta thấy cả ba đáp án đều được nhắc đến trong bài, vậy đáp án nào mới là đáp án đúng? Đề bài yêu cầu mốc thời gian “stevenson’s was founded” - vậy đáp án đúng sẽ là 1926 vì khi đó anh Stevenson “set up his company”. 

-> Tuy nhiên, nếu nghe không kỹ, ta sẽ bỏ lỡ mất thông tin: 

+ 1923 là năm “left school”. 

+ 1924 là năm “actually started making plans” - bắt đầu lên kế hoạch mà thôi, không phải là năm “founded” như đề bài yêu cầu. 

-> Vậy hai đáp án này, đặc biệt là đáp án B 1924, là đáp án bẫy, mà nếu không được cụm “actually started making plans two years earlier”, rất có thể bạn sẽ chọn sai. 

GIẢI PHÁP: Để hạn chế rơi vào đáp án bẫy, bạn có thể tập note-taking khi làm bài nghe. 

-> Ta sẽ không chỉ nghe vào điền đáp án vào đề, thay vào đó, ta thực hiện các bước sau: 

1, Đọc kỹ đề bài (như bước 1 trong phần 1, NGHE THIẾU TRỌNG TÂM). 

2, Thực hiện nghe bài, vừa nghe vừa ghi chép theo từng câu 1. Nếu đã nghe được đáp án, bạn ghi xuống và khoanh tròn đáp án. Còn lại, bạn nghe được các từ khoá gì thì viết tất cả xuống. Nếu có đáp án nào bị phủ định, hoặc chứa thông tin khác với đề bài, bạn gạch chéo đáp án đó. 

3, Bạn tập tóm tắt dữ kiện của thông tin thông qua việc take note, có thể sử dụng các ký hiệu riêng cho các từ dài. 

4, Sau khi take note, bạn quay lại đối chiếu và lựa chọn đáp án. 

3) HIỂU SAI ĐỀ BÀI

Đây là một lỗi thường khó xảy ra hơn nhưng cũng không hiếm gặp trong bài thi Listening. 

Để kiểm tra bạn có rơi vào lỗi này hay không, sau khi luyện xong đề, bạn hãy đọc kỹ transcript và đáp án của bài, đối chiếu với cách hiểu của mình và xem mình sai ở đâu. Đặc biệt, bạn tra cứu xem có từ nào mình đã hiểu sai, hiểu nhầm nghĩa trong đề bài hay không? Rất có thể các từ này rơi vào các cụm từ nối (linking phrases) mà chúng ta hay bỏ qua. 

4) TẠI SAO BẠN SAI? 

Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều lí do khác nhau dẫn tới việc lựa chọn sai đáp án trong bài thi Listening. Muốn tìm được cách để giải quyết triệt để vấn đề này cần tới sự xem xét kỹ lưỡng của chính bản thân bạn để đưa ra phán đoán tốt nhất. 

Sau khi luyện đề, bạn nên đối chiếu và tra soát, tìm hiểu kỹ càng đáp án, nhằm tìm ra xem mình sai do vấn đề gì: không nghe được nội dung, hiểu sai nội dung nghe được, hiểu sai nội dung đề bài, hay do một nguyên nhân nào đó khác. 

Khi sai nhiều, bạn cần chú tâm vào việc chữa bài, để thực sự hiểu được lỗi sai của mình và rút kinh nghiệm, thay vì tập trung làm đề nhiều. 

“Comprehend is different from understand” - đôi lúc nghe hiểu thôi chưa đủ để hoàn thiện bài thi IELTS, mà bạn cần thông hiểu: nắm bắt được nội dung chính và hiểu được các cách diễn đạt khác của nội dung này trong đề bài. Điều này yêu cầu sự luyện tập kỹ càng, kết hợp với sự mở rộng trong kiến thức sống hàng ngày. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ Pombeebee AI để giúp mình giải nghĩa kỹ lưỡng các cụm từ mà bạn chưa hiểu để cải thiện khả năng “comprehension” này.

Một số mẹo để bạn cải thiện kỹ năng Listening trong Thư viện Pombeebee

  1. Nghe sao cho hiệu quả
  2. Cách ghi một số từ đặc biệt trong IELTS Listening