[LISTENING IELTS] MULTITASKING TRONG LISTENING

[LISTENING IELTS] MULTITASKING TRONG LISTENING
Mai Vu
Mai Vu

451

  • Chinh phục IELTS với Mẹo và Chiến lược
  • Luyện nghe IELTS

Phần thi Listening là phần thi duy nhất yêu cầu thí sinh phải nghe, đọc và viết cùng lúc. Điều này là một trở ngại không nhỏ đối với nhiều thí sinh, chưa kể đến việc trong đoạn ghi âm người nói còn có nhiều accent khác nhau và tốc độ nói tương đối nhanh. Trong bài viết này, Pombeebee sẽ giới thiệu với bạn một kỹ năng giúp khắc phục khó khăn này, đó chính là multitasking.

Vậy “multitasking” khi làm Listening là như thế nào?

Khi làm phần thi cho kỹ năng nghe, chúng ta chỉ được nghe một lần và cần phải trả lời hết 40 câu hỏi trong bài. Mặc dù trong đề đã có những chỉ dẫn cụ thể cho từng bộ câu hỏi, việc suy nghĩ và quyết định đáp án đúng trong khi nghe đoạn ghi âm vẫn không hề dễ dàng. Do đó, bạn cần thành thạo toàn bộ những thao tác này khi làm bài thi, nhằm tăng tốc độ và mức độ chính xác của thao tác. Và tin tốt là, multitasking là một kỹ năng hoàn toàn có thể được rèn luyện.

Kỹ năng multitasking giúp bạn cải thiện khả năng làm bài như thế nào trong phần thi Listening?

Multitasking, hay việc vừa suy nghĩ vừa lắng nghe, giúp bạn biết được mình nên tập trung vào phần nào của cả bài thi trong khi suy luận ra đáp án chính xác. Việc của bạn là tìm được cách cân bằng giữa hai thao tác này thông qua việc tập luyện.

Làm thế nào để multitask?

Như đã được đề cập ở đầu bài viết, có kỹ năng mà bạn cần làm chủ khi làm bài thi Listening là nghe, nghĩ và viết.

Đầu tiên, khi multitask, ta cần có một to-do list cùng sự chú ý được phân chia sao cho phù hợp với mức độ ưu tiên. Áp dụng vào bài thi listening, to-do list và những ưu tiên này của bạn được quyết định bởi đề bài, bạn cần xác định được việc cần làm, phần mình cần đặc biệt để ý, đoạn thông tin cần nắm bắt được. Do đó trước khi ghi âm bắt đầu chạy, đọc lướt qua một lượt đề bài, những câu hỏi và cả những lựa chọn được liệt kê ra. Sau đó đánh dấu các từ khóa và cố gắng đoán trước đáp án (chẳng hạn như loại từ, hay đáp án thuộc trường từ vựng nào dựa trên ngữ cảnh,..).

Tiếp đến, xuyên suốt khoảng thời gian nghe ghi âm, bạn cần đồng thời vừa lưu tâm tới những từ khóa đã được xác định, vừa duy trì sự chú ý được mở rộng vừa đủ để nắm được bối cảnh chung, mạch nội dung và nghe một cách có chọn lọc.

Bạn không nên chỉ chăm chăm nghe để tìm những từ khóa, mà còn cần để ý những yếu tố khác như thì của động từ, dạng của từ. Thông tin cũng hay được paraphrase theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như xuất hiện ở dạng phủ định hoặc sử dụng các từ đồng nghĩa.

Một lưu ý nhỏ cho bạn là kể từ lúc phân tích đề thi cho đến lúc nghe ra thông tin cần thiết để viết xuống đáp án của mình, bạn cần duy trì liên tục sự tập trung của mình vào việc lắng nghe ghi âm để không bỏ lỡ ghi âm.

Lưu ý này dẫn đến nguyên tắc tiếp theo, đó chính là dành sự chú ý 100% dành cho việc bạn cần giải quyết trước mắt. Điều này nghe có vẻ vô lý khi nói về multitasking, tuy nhiên có một sự thật là não chúng ta luôn chỉ xử lý một ý nghĩ duy nhất tại một thời điểm bất kỳ. Nhưng vì tốc độ nảy ra bất chợt của những suy nghĩ thoáng qua quá nhanh, nên ta dường như phải giải quyết quá nhiều việc cùng lúc. Nếu ta khống chế được khối lượng chú ý này xuống, thì sức chú ý sẽ càng lớn.

Vậy nên hãy “rèn” cho não bạn thói quen ưu tiên một và chỉ một quá trình nhận thức duy nhất trong 30 phút lắng nghe đoạn ghi âm nhé. Việc này bao gồm dồn toàn bộ sự tập trung vào câu hỏi ngay trước mắt, hoàn toàn không để tâm tới những đoạn đã nghe xong và kể cả những đoạn thông tin bạn đã không may bỏ lỡ. Một khi đã xong thao tác ghi lại đáp án hay những thông tin cần thiết, hãy ngay lập tức rời sự chú ý của mình sang câu hỏi tiếp theo.