IELTS WRITING TASK 2: WHY YOUNG PEOPLE OFTEN CHANGE THEIR JOBS?

IELTS WRITING TASK 2: WHY YOUNG PEOPLE OFTEN CHANGE THEIR JOBS?
Trang Ly
Trang Ly

2,760

  • Kỹ năng Writing IELTS Task 2
  • Bài mẫu cải thiện kỹ năng Writing IELTS 7.0 - 8.0+

Young people nowadays change jobs or careers every few years. What is the cause of this? Do the advantages outweigh the disadvantages? Give reasons for your answer and include any relevant examples from your own knowledge or experience. Write at least 250 words. 

(Những người trẻ tuổi ngày nay cứ vài năm lại thay đổi công việc một lần. Nguyên nhân cho việc này là gì? Những ích lợi của nó có nhiều hơn những bất lợi không?)


Key arguments to address in the essay: 

Causes of Frequent Job Changes (Nguyên nhân thay đổi công việc thường xuyên)


1.    Desire for Career Growth: Many young people change jobs in pursuit of better opportunities, a higher salary, or more challenging roles to accelerate their career growth.

(Khát vọng phát triển sự nghiệp: Nhiều người trẻ thay đổi công việc để theo đuổi cơ hội tốt hơn, mức lương cao hơn hay vai trò thử thách hơn để phát triển sự nghiệp của họ.)


2.    Job Satisfaction: The quest for job satisfaction and fulfilling work is a key reason why many young people switch jobs. If the current job doesn't match their interests or fails to offer a sense of fulfillment, they tend to look elsewhere.

(Sự hài lòng công việc: Cuộc tìm kiếm một công việc mãn nguyện là lý do chính tại sao nhiều người trẻ thay đổi công việc. Nếu công việc hiện tại không đáp ứng được sở thích hay tạo cảm giác hài lòng cho họ, họ có xu hướng tìm việc ở nơi khác.)


3.    The Gig Economy: The gig economy and freelance jobs provide a platform for job changes. They allow people to work on different projects and gain diverse experiences.

(Nền kinh tế Gig: nền kinh tế Gig và việc làm freelance cung cấp nền tảng cho việc thay đổi nghề nghiệp. Chúng cho phép con người làm các dự án khác nhau và có những trải nghiệm đa dạng.)


4.    Lack of Job Security: With a volatile economy and uncertain job security in many sectors, young people often change jobs to safeguard their employment.

(Thiếu an toàn nghề nghiệp: Với nền kinh tế dễ biến đổi và an ninh nghề nghiệp thấp ở nhiều khu vực, người trẻ thường thay đổi công việc để bảo vệ bản thân.)


5.    Technological Advancements: Rapid advancements in technology can also lead to job changes as it continually generates new job roles and makes some obsolete.

(Sự tiến bộ công nghệ: Sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng có thể dẫn tới sự thay đổi nghề nghiệp vì nó liên tục tạo ra công việc mới và khiến một số công việc bị dư thừa.)


Advantages of Frequent Job Changes: Lợi ích của việc thay đổi nghề nghiệp liên tục


1.    Skill Diversification: Changing jobs often allows young people to gain a wide array of skills and experiences, which could enhance their employability.

(Đa dạng hóa kỹ năng: Thay đổi công việc thường cho phép người trẻ tiếp nhận được kỹ năng và kinh nghiệm đa dạng, điều này có thể cải thiện kỹ năng nền tảng.)


2.    Network Expansion: Every new job is an opportunity to meet new people and expand one's professional network.

(Mở rộng mạng lưới quan hệ: Mỗi công việc mới là một cơ hội gặp gỡ những con người mới và mở rộng mạng lưới quan hệ)


3.    Higher Salary: Often, changing jobs can lead to a significant pay increase, more so than traditional yearly increments.

(Lương cao hơn: thông thường, đổi việc có thể dẫn tới tăng lương đáng kể, nhiều hơn so với mức tăng lương bình quân hàng năm)


Disadvantages of Frequent Job Changes: Bất lợi của việc thay đổi nghề nghiệp


1.    Perception of Instability: Hiring managers might view frequent job changes as a sign of instability or indecisiveness, potentially impacting future employment prospects.

(Quan niệm về sự thiếu ổn định: Quản lý nhân sự có thể coi việc thay đổi công việc thường xuyên là một dấu hiệu của sự bất ổn định hoặc thiếu tính quyết đoán, điều này có khả năng ảnh hưởng đến viễn cảnh xin việc trong tương lai.)


2.    Disruption of Career Trajectory: Constantly changing jobs might lead to a disjointed career path, making it difficult to establish a strong foothold in any particular field.

(Cản trở quỹ đạo sự nghiệp: Thay đổi công việc liên tục có thể dẫn tới con đường sự nghiệp rời rạc, khiến khó mà tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong bất kỳ ngành nào.)


3.    Lack of In-Depth Experience: By hopping from job to job, one might miss out on gaining in-depth knowledge and expertise in a specific domain.

(Thiếu kinh nghiệm chuyên sâu: Bằng cách nhảy hết việc này sang việc khác, cá nhân có thể bỏ lỡ cơ hội tiếp thu kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.)


4.    Lost Benefits: Longer tenures at companies often come with benefits like retirement contributions, which are forfeited when one switches jobs frequently.

(Lợi ích bị mất đi: Thời gian bổ nhiệm cho vị trí càng lâu ở các công ty càng đi kèm với nhiều lợi ích như hưu bổng, điều này có thể không dành cho những ai thay đổi công việc liên tục.)


Sample essay: 

In the contemporary job market, it is increasingly common to observe young individuals frequently changing careers. Two compelling reasons behind this trend, particularly observed in places like Vietnam, are the pursuit of career growth and the desire for job satisfaction.

(Trong thị trường việc làm hiện đại, việc quan sát các cá nhân trẻ thay đổi công việc thường xuyên là ngày càng phổ biến. Hai lý do hấp dẫn đằng sau xu hướng này, đặc biệt được trông thấy ở những nơi như Việt Nam, là theo đuổi sự phát triển nghề nghiệp và mong muốn đạt được sự hài lòng trong công việc.)


Young professionals are driven by an insatiable thirst for progression. The quest for better roles, higher remuneration, and further challenges has led to frequent career shifts. For instance, a young software developer might switch from a start-up in Ho Chi Minh City to a multinational corporation in Hanoi, lured by the promise of a better salary and career prospects. Such moves, fuelled by ambition, have become the norm rather than the exception.

(Các chuyên gia trẻ tuổi được thúc đẩy bởi sự khao khát tiến bộ không ngừng. Cuộc tìm kiếm vị trí tốt hơn, thu nhập cao hơn và những thử thách lớn hơn đã dẫn đến việc thay đổi công việc thường xuyên. Ví dụ, một lập trình viên trẻ có thể chuyển từ một công ty khởi nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh sang một tập đoàn đa quốc gia ở Hà Nội, do bị hấp dẫn bởi lời hứa về mức lương và triển vọng nghề nghiệp tốt hơn. Những bước chuyển như vậy, được thúc đẩy bởi lòng tham vọng, đã trở thành quy chuẩn chung chứ không còn là ngoại lệ nữa.)


Furthermore, job satisfaction plays a crucial role. The current generation values fulfilment and the sense of making a meaningful contribution to society. Hence, they are quick to leave jobs that fail to cater to these needs. A young teacher in Da Nang, for example, might give up a stable job to start an online education platform, seeking the satisfaction of impacting more students.

(Hơn nữa, sự hài lòng trong công việc đóng vai trò quan trọng. Thế hệ hiện tại đánh giá cao sự hài lòng và cảm giác đóng góp ý nghĩa cho xã hội. Do đó, họ nhanh chóng từ bỏ công việc không đáp ứng được những nhu cầu này. Ví dụ, một giáo viên trẻ ở Đà Nẵng có thể từ bỏ công việc ổn định để khởi nghiệp một nền tảng giáo dục trực tuyến, tìm kiếm sự hài lòng từ việc ảnh hưởng đến nhiều học sinh hơn.)


On the flip side, this trend has its drawbacks. Frequent job changes may lead to a perception of instability. Potential employers could view such job-hoppers as unreliable or indecisive. This could particularly disadvantage job-seekers in traditional sectors like manufacturing, where loyalty and long-term commitment are highly valued.

(Tuy vậy xu hướng này cũng có những mặt tối. Những thay đổi công việc thường xuyên có thể dẫn đến nhận thức về tính bất ổn. Nhà tuyển dụng tiềm năng có thể coi những người thay đổi công việc thường xuyên như không đáng tin cậy hoặc không quyết đoán. Điều này có thể đặc biệt bất lợi đối với người tìm việc trong các ngành truyền thống như sản xuất, nơi sự trung thành và cam kết lâu dài được đánh giá cao.)


Moreover, consistent job-hopping can lead to a disruption in one's career trajectory. Without sufficient time spent in one field, building a cohesive career narrative becomes a daunting task. The end result may be a jigsaw puzzle of experiences, lacking a clear direction or depth.

(Hơn nữa, việc chuyển việc liên tục có thể dẫn đến sự gián đoạn trong lộ trình nghề nghiệp. Mà không đủ thời gian dành cho một lĩnh vực, việc xây dựng một lộ trình nghề nghiệp liên tục trở thành một nhiệm vụ khó khăn. Kết quả cuối cùng có thể là bức tranh chắp vá những kinh nghiệm mà lại thiếu định hướng hay chiều sâu.)


However, these challenges are not insurmountable. With careful planning, strategic job changes can serve as stepping stones towards achieving career aspirations and personal fulfilment. While this path may not be universally suited to all, it represents an adaptable approach to work that resonates with the dynamism of today's youth.

(Tuy nhiên, những thách thức này không phải là không thể vượt qua được. Với kế hoạch cẩn thận, việc thay đổi công việc chiến lược có thể trở thành các bước tiến đến việc đạt được khát vọng nghề nghiệp và hài lòng cá nhân. Mặc dù con đường này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, nhưng nó thể hiện một cách tiếp cận linh hoạt đối với công việc phù hợp với sự đa dạng của giới trẻ hiện nay.)


In conclusion, while frequent job changes among young people are driven by the pursuit of career growth and job satisfaction, it comes with potential challenges. Nevertheless, the shift towards embracing change reflects the evolving mindsets of young professionals in the modern world.

(Tóm lại, mặc dù việc thay đổi công việc thường xuyên của người trẻ được thúc đẩy bởi việc theo đuổi sự phát triển nghề nghiệp và hài lòng trong công việc, nó cũng đi kèm với những thách thức tiềm ẩn. Tuy nhiên, sựchuyển dịch đối mặt với sự thay đổi phản ánh những tư duy tiến bộ của các chuyên gia trẻ trong thế giới hiện đại.)


Vocabulary: 


1.    Word/Phrase: Insatiable thirst for progression: khao khát tiến bộ không ngừng

Example: In the context of technological advancements, one might write, "Scientists have an insatiable thirst for progression, constantly striving to invent and innovate."

VD: Trong bối cảnh của sự tiến bộ khoa học không ngừng, một người có thể viết rằng “Các nhà khoa học có khao khát tiến bộ không ngừng, liên tục nỗ lực phát minh và cải tiến.”


2.    Word/Phrase: On the flip side: Mặt trái

Example: Discussing the benefits and drawbacks of social media, one might write, "While social media enhances communication, on the flip side, it can contribute to online harassment."

VD: Khi thảo luận về ích lợi và bất lợi của truyền thông, một người có thể viết “Trong khi truyền thông cải thiện cách giao tiếp, mặt trái của nó là đóng góp vào nạn quấy rối online”


3.    Word/Phrase: Career trajectory: quỹ đạo/ lộ trình sự nghiệp

Example: When writing about education, you could say, "The choice of university major can significantly impact one's career trajectory."

VD: Khi viết về giáo dục, bạn có thể nói rằng, “Việc lựa chọn chuyên ngành đại học có thể ảnh hưởng sâu sắc tới lộ trình sự nghiệp.


4.    Word/Phrase: Not insurmountable: không phải là không thể vượt qua

Example: In a discussion about climate change, one could write, "While the challenges presented by climate change are immense, they are not insurmountable with concerted global effort."

VD: Trong cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu, một người có thể viết rằng: Trong khi những thách thức được bày ra bởi biến đổi khí hậu là rất lớn, chúng không phải là không thể vượt qua nếu có sự đồng lòng của cả thế giới.


5.    Word/Phrase: Evolving mindsets: tư duy tiến bộ

Example: In the context of traditional societal norms, one might write, "Evolving mindsets towards gender roles have led to increased equality in many societies."

VD: Trong bối cảnh của những quy phạm xã hội truyền thống, một người có thể viết rằng “Những tư duy tiến bộ về vai trò của giới tính đã dẫn tới sự bình đẳng gia tăng trong nhiều xã hội”.