[IELTS SPEAKING] CÁCH BẮT ĐẦU BÀI NÓI PART 2 ĐỂ ĐẠT 7.0+

[IELTS SPEAKING] CÁCH BẮT ĐẦU BÀI NÓI PART 2 ĐỂ ĐẠT 7.0+
Tram Do
Tram Do

548

  • Luyện Speaking tại nhà
  • Luyện Speaking IELTS Part 2

Tiếng Việt có câu nói: “đầu xuôi đuôi lọt”, có nghĩa là khi bạn làm việc gì đó trơn tru ngay thời điểm ban đầu, khả năng bạn sẽ hoàn thành công việc đó một cách trọn vẹn và đạt kết quả tốt sẽ cao hơn.

Bài nói Speaking trong IELTS cũng vậy, để gây ấn tượng tốt với giám khảo, việc có một mở bài phù hợp với tiêu chí bài thi và thể hiện được khả năng ngôn ngữ của bản thân cũng là điều hết sức cần thiết.

Trong bài viết này, Pombeebee sẽ chỉ ra cho bạn cách thức để bắt đầu bài nói của mình cực kỳ đơn giản và dễ áp dụng, giúp bạn tự tin hơn trong phần Part 2 của IELTS Speaking nha!

Để minh hoạ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một topic cụ thể. Với các topic khác, chiến lược chuẩn bị và mở bài cũng sẽ tương tự.

Chủ đề của chúng ta là “Describe a book you read recently” (Mô tả một quyển sách bạn đọc gần đây).

Bước 1: Bắt đầu bài nói theo một trong hai cách sau đây:

+ Cách 1: I’d like to talk about …

+ Cách 2: I’m going to tell you about …

Lưu ý: Cách thứ nhất sẽ 'formal' hơn cách thứ hai một chút, nhưng bạn có thể sử dụng cả hai để bắt đầu bài nói của mình. Ngoài ra, thay vì nói dạng đầy đủ 'I would' hay 'I am', bạn nên nói dạng viết tắt (I’d và I’m) với lý do là dạng nói tắt sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn trong tiêu chí Pronunciation đó!

Bước 2: Thay thế các từ khóa trong đề bài.

Để đạt band điểm cao (7+) bạn cần cho giám khảo thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt của mình, tức là bạn có thể dùng chính ngôn ngữ của bản thân để chuyển hóa đề bài chứ không chỉ đơn giản là nói lặp lại 100% cụm từ trong đề bài.

-> Do đó, thay vì nói “I’d like to talk about a book I read recently”

Hãy thử paraphrase bằng câu: “I’d like to talk about a novel I finished a few weeks ago”.

-> Như bạn có thể thấy, từ 'book' không có một synonym (từ đồng nghĩa) nào hoàn toàn thay thế được, nhưng bạn hoàn toàn có thể nghĩ tới các thể loại sách khác nhau và đưa vào câu trả lời của mình.

Ví dụ novel, fiction, non-fiction hay guide book. Những từ vựng này cho thấy bạn có vốn từ liên quan đến chủ đề tốt, đồng thời thể hiện được sự linh hoạt về ngôn ngữ của mình.

Bước 3: Bây giờ, hãy nâng cấp bước 2 bằng cách thêm các tính từ, trạng từ hoặc các cụm từ chỉ thời gian phù hợp

Để câu văn đưa ra được nhiều thông tin hơn, giúp giám khảo hình dung được nội dung bạn muốn truyền đạt, đồng thời cảm nhận được độ đa dạng về vốn từ vựng của bạn.

Ví dụ, đối với novel, bạn hãy chọn 1-2 tính từ phù hợp với cuốn tiểu thuyết đó để thêm vào câu mở bài của mình.

-> Như vậy, phiên bản nâng cấp hơn của câu mở bài có thể là: “I’d like to talk about a fascinating novel which I finished not so long ago”. Có thể thấy, bạn đã thêm tính từ 'fascinating' để mô tả ngắn gọn cho cuốn tiểu thuyết, đồng thời khoe được từ vựng tốt (fascinating = very interesting, đây là từ vựng tốt bởi vì nó ít phổ biến, sẽ được band điểm cao hơn nhiều so với cụm từ very interesting).

=> Tóm lại, qua bài viết ngắn này, bạn đã hình dung được kỹ thuật để có một câu mở bài phần Part 2 ăn điểm cao rồi. Việc cần làm bây giờ là tập luyện kỹ thuật này thật nhuần nhuyễn và biến nó thành phản xạ tự nhiên của bạn mỗi khi bắt đầu kể câu chuyện của mình trong phần Part 2.

Bạn hãy dành thời gian thực hiện kỹ thuật này với các topic khác nhau nhé!

Bên cạnh đó, để phát triển thêm nhiều ý tưởng cho bài Speaking Part 2, bạn sử dụng ngay công cụ Pombeebee AI nhé, và có thể nhờ Pombeebee AI triển khai lại một số bài nói để giúp bạn đạt thang điểm cao hơn.

Chúc bạn đạt được band điểm mong muốn trong kỳ thi IELTS sắp tới nha!